Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, Chùa Bái Đính là biểu tượng của tín ngưỡng và nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Với diện tích lên đến gần 700ha, nhiều công trình quy mô lớn và kỷ lục châu Á, nơi đây thu hút hàng triệu phật tử và du khách mỗi năm về chiêm bái và chiêm ngưỡng vẻ đẹp linh thiêng.
I. Vị trí, quy mô và giá trị di sản
Chùa Bái Đính – Kỳ quan tâm linh giữa non thiêng cố đô
Chùa Bái Đính tọa lạc tại phường Tây Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100km, nằm bên rìa phía Bắc của Di sản Văn hóa – Thiên nhiên thế giới Tràng An. Quần thể chùa bao gồm khu cổ tự rộng 27ha và khu chùa mới rộng tới 80 ha, với tổng diện tích lên đến 539 ha. Được xây dựng từ năm 2003 – 2010 trên nền chùa cổ có lịch sử từ năm 1136, nơi đây đã trở thành quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, nắm giữ nhiều kỷ lục về kiến trúc và nghệ thuật Phật giáo.
II. Kiến trúc đồ sộ và những kỷ lục ấn tượng
Chùa Bái Đính nổi bật với các công trình có quy mô và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo. Hành lang La Hán dài gần 3km với 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh nguyên khối là hành lang dài nhất châu Á. Điện Tam Thế cao 34m, đặt 3 pho tượng Phật bằng đồng dát vàng nặng 50 tấn, biểu trưng cho quá khứ – hiện tại – tương lai. Tháp Báo Thiên cao nhất Đông Nam Á, chuông đồng nặng 36 tấn, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… – đều là minh chứng cho sự kỳ vĩ và tinh túy nghệ thuật chùa Bái Đính
Quần thể chùa Bái Đính có diện tích được xác lập là rộng nhất Việt Nam với 539ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và một số hạng mục khác.
III. Tâm linh – sinh thái – du lịch kết hợp
Chùa Bái Đính lựa chọn thời điểm mùng 6 Tết kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch để tổ chức đại lễ khai hội. Đây là thời gian du khách và phật tử hành hương dâng lễ, cầu nguyện, kết hợp trải nghiệm không gian văn hóa dân gian với các hoạt động dân ca, múa rồng – sư – lân, kéo co, đấu vật… tạo nên khung cảnh lễ hội đa sắc màu. Ngoài ra, chùa còn kết nối với du lịch sinh thái – lịch sử qua các tuyến tham quan Quần thể Tràng An, Cố đô Hoa Lư, Hang Múa… mang đến trải nghiệm tâm linh, sinh thái và văn hóa toàn diện cho khách tham quan.
Chùa mở cửa từ 6h đến 21h, không thu phí vé
IV. Kinh nghiệm tham quan và lưu trú
Chùa mở cửa từ 6h đến 21h, không thu phí vé, nhưng cung cấp dịch vụ xe điện (60.000 đ khứ hồi), vé tham quan bảo tháp (50.000 đ) và hướng dẫn viên (khoảng 300.000 đ/tour) Du khách từ Hà Nội có thể di chuyển bằng xe khách, limousine, xe máy hoặc ô tô theo cao tốc CT01 và quốc lộ 38B. Thời điểm thích hợp để đến chùa là mùa xuân (tháng 1–3 âm lịch) để vừa trải nghiệm không gian lễ hội, vừa chiêm ngưỡng không khí trong lành, thiên nhiên xanh mát. Nếu muốn tránh đông đúc, bạn nên chọn đi vào các ngày thường hoặc ngoài dịp lễ hội
V. Bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển bền vững
Là một di tích quốc gia và thuộc quần thể Di sản Thế giới Tràng An, Chùa Bái Đính được chính quyền tỉnh Ninh Bình chú trọng bảo tồn không gian, kiến trúc và các giá trị văn hóa tâm linh. Việc kiểm soát xây dựng, hạn chế bê tông hóa, quản lý du lịch và tổ chức sự kiện theo văn hóa vừa giúp bảo tồn bản sắc, vừa phát huy lợi ích cộng đồng. Kết hợp giữa tâm linh, sinh thái và dịch vụ du lịch hiện đại đang đưa chùa Bái Đính trở thành điểm đến nổi bật, góp phần quảng bá văn hóa – du lịch Ninh Bình.