Chợ nổi Cái Răng là loại hình chợ độc đáo và đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà không nơi nào trên đất nước Việt Nam có được. Và đây cũng là khu chợ tiêu biểu, sầm uất, nổi tiếng nhất cho nét văn hóa sông nước miền Tây.
Du lịch Cần Thơ bạn đừng bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nhé
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ sẽ mang đến những trải nghiệm có 1-0-2 cho bạn như chiêm ngưỡng khung cảnh nên thơ của chợ nổi lúc bình minh, ngồi lênh đênh trên thuyền hòa mình vào không khí buôn bán tấp nập sáng sớm và thưởng thức tô bún riêu ngay trên ghe thuyền… vô cùng tuyệt vời.
1. Kinh nghiệm đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Nếu bạn đang thắc mắc chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên dòng sông nào? Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ thuộc tỉnh nào? Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên sông nào? Nên đi chợ nào vào thời gian nào hợp lý và giá vé tàu thuyền đi lại ra sao thì hãy cùng mình giải đáp tất tần tật những thắc mắc trên ngay sau đây nhé!
1.1. Sự hình thành chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ: nằm trên sông Cần Thơ, số 46 đường Hai Bà Trưng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ cách:
- Bến Ninh Kiều: khoảng 30 phút đi thuyền
- Trung tâm thành phố Cần Thơ: khoảng 6km
- Thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 170km theo hướng Tây Nam
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, chủ yếu buôn bán các loại nông sản, trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong quá khứ, chợ đã từng trở thành nơi thu mua lúa gạo lớn nhất tại miền Tây của người Hoa Kiều. Với những ai yêu thích khám phá, muốn tìm hiểu về văn hóa miền sông nước Nam Bộ thì chợ nổi Cái Răng Cần Thơ chính là điểm đến lý tưởng nhất.
Lịch sử hình thành chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ mang nét đặc trưng chung của các khu chợ nổi miền Tây là nằm ngay ngã 3 sông (nhánh sông Cái Răng và sông Hậu). Vị trí này có mực nước không sâu không cạn để thuyền bè dễ dàng neo đậu, di chuyển. Nơi này cũng nằm gần một ngôi chợ trên bờ và một vựa trái cây lớn.
Trước kia, chợ Cái Răng bán chủ yếu là các mặt hàng nông sản và mỗi ghe chỉ chuyên bày bán một loại mặt hàng nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chợ đã bán đa dạng hơn như ẩm thực, các món đồ gia dụng và những thứ thiết yếu cho cuộc sống trên sông.
1.2. Thời gian lý tưởng đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ mở mấy giờ? Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ hoạt động cả ngày lẫn đêm đối với người dân địa phương buôn bán hàng hóa trên sông. Nếu bạn muốn du lịch chợ nổi nơi đây thì có thể đặt tàu/thuyền/ghe trước để vui chơi vào thời điểm tùy thích trong ngày nhé!
Nên đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ vào mùa nào?
Cần Thơ có 2 mùa mưa và mùa nắng rất rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 – tháng 4 năm sau. Bạn có thể đi chợ nổi vào cả 2 mùa đều được. Nếu bạn thích ăn trái cây thì nên đi vào mùa nắng (mùa hè) nha vì đây là mùa hoa quả tại miền Tây siêu siêu nhiều luôn.
Nên đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ vào thời điểm nào trong ngày?
Khác hoàn toàn với chợ trên đất liền, chợ nổi Cái Răng Cần Thơ và các chợ nổi khác của các tỉnh thành miền Tây đều họp từ rất sớm. Từ 4h – 5h giờ sáng là thời gian thích hợp để đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ.
Bởi lúc này các ghe xuồng đã bắt đầu đua nhau cập chợ. Đến chợ lúc này, bạn không những sẽ được hòa mình vào không khí sôi nổi, tấp nập kẻ mua người bán mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng bức tranh chợ nổi tuyệt đẹp khi bình minh ló rạng nữa đấy. Đến trung tâm chợ tầm khoảng 6h sáng, lúc này bạn có thể ăn sáng ngay trên ghe thuyền là vừa đẹp.
Được ngắm khung cảnh nên thơ lúc bình minh trên chợ nổi thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời (Ảnh: sưu tầm)
Thông tin thêm: Trước kia, chợ hoạt động từ 2h -3h sáng, bởi lúc bấy giờ nơi đây còn là chợ bỏ sỉ (như một chợ đầu mối trên đất liền vậy). Đây là thời điểm các thương hồ đi lấy hàng về bán ở những nơi khác nên thường phải đi sớm. Về sau, các hoạt động du lịch tại Cái Răng diễn ra nhiều hơn nên chợ bắt đầu sinh hoạt với khung giờ từ 5h – 9h để phục vụ du khách.
1.3. Giá vé tàu tham quan chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Hiện nay có rất nhiều tuyến tham quan chợ nổi từ bến Ninh Kiều, nhưng mình sẽ giới thiệu đến mọi người tuyến phổ biến nhất đó là bến Ninh Kiều – cầu Cần Thơ – miệt vườn – xưởng kẹo dừa – lò hủ tiếu truyền thống kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ.
Có hai hình thức thuê tàu/thuyền/ghe phổ biến nhất ở đây là:
- Đi ghép với đoàn khác trên tàu/thuyền lớn
- Thuê tàu/thuyền/ghe riêng: tàu/thuyền nếu bạn đi theo nhóm; ghe/thuyền nhỏ nếu bạn đi 1 – 3 người.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch Cần Thơ 3 ngày 2 đêm tự túc của mình, bạn nên thuê tàu ngay ở bến Ninh Kiều. Thuê tàu riêng nếu nhóm của bạn đi đông để không phải phụ thuộc những người khác và có thể dùng lại ở mỗi điểm tùy thích. Còn nếu đi 1 mình bạn có thể ghép đoàn với mức giá từ 30.000 – 40.000 đồng (tùy số lượng người trên thuyền)
Mức giá thuê tàu thuyền tham khảo:
- Từ 1 – 7 khách đi: 500.000đ/tàu
- Từ 8 – 15 khách đi: 600.000đ/tàu
- Từ 16 – 30 khách đi: 700.000đ/tàu
- Từ 31 – 40 khách đi: 800.000đ/tàu
- Từ 40 khách đi trở lên: 900.000đ/tàu
Đây chỉ là mức giá tham khảo, có thể thay đổi tùy theo mùa du lịch và khả năng mặc cả của bạn nữa đấy nhé!
2. Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ có gì thú vị?
Trong hành trình xuôi theo chợ nổi Cái Răng Cần Thơ (với thời gian tour khoảng 4h đồng hồ), chúng ta sẽ lần lượt đi qua các điểm và trải nghiệm các hoạt động thú vị sau:
- Tìm hiểu hoạt động mua bán sầm uất tại chợ nổi
- Ăn sáng và thưởng thức các món ngon ngay trên thuyền
- Ăn trái cây thỏa thích tại miệt vườn bên sông
- Ghé thăm lò kẹo dừa Quê Tôi
- Ghé thăm lò hủ tiếu truyền thống
- Thưởng thức đờn ca tài tử trên sông
2.1. Phương thức “4 treo” và cây “bẹo” độc đáo tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ buôn bán đa dạng các mặt hàng. Mỗi một chiếc ghe/ thuyền lại bán một món hàng khác nhau, từ những thúng hoa quả ngon lành tươi rói của miền Tây tới những sạp đồ gia dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Do không gian chợ nổi rộng, tiếng sóng vỗ, tiếng máy nổ lớn nên không thể dùng tiếng rao như trên đất liền nên những món đồ bày bán sẽ được chủ ghe treo lên một cây sào – người dân ở đây gọi là cây “bẹo” để người mua có thể dễ dàng nhận ra món đồ mình cần mà tiến lại gần mua.
Còn phương thức “4 treo” ở đây chính là:
- Treo gì bán nấy: chủ ghe bán cái gì thì treo cái đó lên cây bẹo ( ví dụ muốn bán dưa hấu thì sẽ treo trái dưa hấu lên)
- Treo mà không bán: Đó chính là quần áo của nhiều hộ gia đình sống trên thuyền
- Không treo mà bán: chỉ những chiếc ghe nhỏ len lỏi phục vụ các mặt hàng cho khách đi chợ như: bún, hủ tiếu, bún riêu, cà phê, bánh mì thịt…
- Treo cái này nhưng bán cái khác: Khi bạn thấy họ treo một tấm lá lợp nhà thì có thể hiểu ngầm là họ bán chiếc ghe của họ (Ngụ ý chiếc ghe như ngôi nhà của họ)
Người dân buôn bán với nhau từ ghe này qua ghe khác bằng cách tung hứng hoặc chuyền tay các món đồ. Hoà mình vào không khí của buổi chợ, bạn có thể tìm hiểu cuộc sống sông nước của người dân, trên những “căn hộ di động” với đầy đủ tivi, bếp nấu, cây cảnh…
Bạn có thể mua hoa quả, nhờ người bán gọt luôn và thưởng thức ngay trên sông nhé (Ảnh: sưu tầm)
Bạn có thắc mắc vì sao chợ nổi Cái Răng Cần Thơ lại bán nhiều hoa quả như vậy không? Đó là vì tất cả các chợ nổi trên sông ở xứ bưng biền này đều nằm gần các vựa trái cây, để từ đó trung chuyển đến các nơi khác.
Vậy nên đến chợ nổi, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món trái cây mùa nào thức nấy ngọt lành như dứa (thơm), xoài, dâu, dưa hấu, cam, dừa, măng cụt, mãng cầu, chuối, bưởi…