Mắm còng Cần Giuộc – Món ăn đặc sản nức tiếng Tây Ninh

Trang chủẨm thựcMắm còng Cần Giuộc – Món ăn đặc sản nức tiếng Tây Ninh
Mắm còng Cần Giuộc – Món ăn đặc sản nức tiếng Tây Ninh

Trong bức tranh ẩm thực đa dạng và phong phú của Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc sản mang đậm dấu ấn riêng. Khi nhắc đến vùng đất Cần Giuộc, Cần Đước, Tây Ninh,  người ta không thể không nhắc đến mắm còng – một món ăn dân dã mà đậm đà, đã trở thành biểu tượng ẩm thực của vùng đất này.

Mắm còng Cần Giuộc - Món ăn đặc sản nức tiếng Tây Ninh 1

Mắm còng – Món ăn nức tiếng tại Cần Giuộc – Tây Ninh

Mắm còng Cần Giuộc là món ăn gì?

Còng là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều… Ở Cần Giuộc, Tây Ninh, mắm còng là món đặc sản nổi tiếng. Không chỉ được người dân địa phương yêu thích, mắm còng Cần Giuộc còn được rất nhiều người mua đi làm quà hoặc khách du lịch mua về thưởng thức.

Mắm còng được xem là sản vật đặc trưng của vùng nước mặn nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Hương vị của món ăn này vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà rất quyến rũ. Vì thế, mắm còng là món rất phổ biến trong các bữa ăn của người Cần Giuộc. Thậm chí vào các dịp Tết Nguyên đán, xã Phước Lại (nay thuộc xã Cần Giuộc) – nơi sản xuất chủ yếu món mắm còng – tiêu thụ được mỗi ngày 300 – 500kg mắm còng.

Cách làm ra món mắm còng ở Cần Giuộc

Mắm còng Cần Giuộc - Món ăn đặc sản nức tiếng Tây Ninh 3

Con còn – Nguyên liệu chính tạo ra món mắm còng

Để làm ra món mắm còng thơm ngon đòi hỏi người làm phải bỏ ra nhiều công sức từ khâu sơ chế đến khâu thành phẩm. Mỗi gia đình có một bí quyết riêng để tạo nên hương vị độc đáo cho món mắm còng của mình. Nghề làm mắm còng được xem là khá vất vả và để làm ra được món mắm còng thơm ngon thì càng phải bỏ nhiều công phu. Đầu tiên, người làm phải đi bắt còng, thường họ sẽ đi từ 20h tối đến 3h sáng hôm sau để tìm những con còng tươi ngon. Khi không đủ số còng ngon để làm mắm, người ta sẽ mua thêm từ người dân quanh vùng.

Còng bắt về rửa sạch, tách yếm sau khi đã loại bỏ đất ngậm trong miệng, chỉ giữ lại phần thân, càng và que còng. Ngày xưa, khi chưa có máy xay nên tất cả chỉ làm thủ công, dùng sức tay đâm nhuyễn còng, vừa vất vả vừa tốn thời gian. Bây giờ, xay còng dễ dàng hơn trước vì đã có máy xay, tiết kiệm thời gian, cho năng suất cao. Hỗn hợp còng xay nhuyễn dạng sệt đem đi phơi 1 nắng cho ráo. Sau đó vắt lấy nước, lược lấy nước đem phơi 3, 4 nắng đến khi mắm sệt lại và đen như bùn. Thời điểm làm mắm còng ngon nhất là vào tháng 11, 12 của năm trước cho đến tháng 5, 6 năm sau. Mắm còng càng để lâu càng ngon.

Với hương vị độc đáo, quy trình chế biến công phu và những câu chuyện lịch sử, văn hóa xoay quanh, mắm còng Cần Giuộc không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương. Với những người con Cần Giuộc chắc hẳn ai cũng ghi nhớ những câu thơ này, như một cách nhắc nhở về món ăn đặc sản quê hương.

Mắm còng Cần Giuộc mời anh,

Món ăn dân dã vinh danh quê làng.

Rau sống, thịt luộc sẵn sàng,

Đường, chanh, tỏi, ớt… dọn bàn cho mau.

Gắp từng gắp bún trắng phau,

Lát thịt, chút mắm, thêm rau… ăn ghiền.

Ai về Cần Giuộc ưu tiên,

Mắm còng xin đãi bạn hiền xứ xa.

 

Loại hình ẩm thực

  • Đặc sản
  • Món ăn

Loại món ăn

  • Đặc sản
  • Món Việt

Thích hợp

  • Ẩm thực truyền thống
  • Ăn khuya
  • Ăn nhậu
  • Ăn sáng
  • Ăn tối
  • Ăn trưa
  • Bạn bè
  • Gia đình
  • Học sinh, sinh viên
  • Hội họp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá

Xếp hạng